Header

Triển lãm “Những không gian đồng nát năng động tại Hà Nội”

Ngày 24/9, triển lãm “Những không gian đồng nát năng động tại Hà Nội” đã được khai mạc tại Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.


Nghề đồng nát chẳng biết có từ bao giờ, nhưng hình ảnh những người phụ nữ đạp xe rong ruổi trên mọi ngõ ngách của phố phường đã trở nên quen thuộc trong tâm trí của nhiều người dân. Đây là nghề chẳng kén người làm, chỉ cần chăm chỉ, nhẫn nại với một chút vốn liếng ít ỏi là có thể hành nghề khắp các con đường, góc phố.

Một cuộc triển lãm về chủ đề rác thải tại các siêu đô thị mới nổi đã khai mạc sáng 24/9 tại Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
Triển lãm “Những không gian đồng nát năng động tại Hà Nội” diễn ra từ ngày 24-27/9.
Triển lãm diễn ra trong bối cảnh lượng rác thải tại các đô thị Việt Nam ngày càng đáng báo động.
Triển lãm “Những không gian đồng nát năng động tại Hà Nội” diễn ra trong bối cảnh các đô thị của Việt Nam hiện nay phát triển một cách chóng mặt, làm gia tăng lượng chất thải rắn, trong khi việc quản lý và áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị đang tồn tại nhiều bất cập. Vì thế, triển lãm cũng tập trung xoay quanh về thực trạng việc thu gom, tái chế và xử lý rác thải thủ công của những người hành nghề “Đồng nát” tại Việt Nam.

Theo thống kê mới đây, trên thế giới, mỗi ngày 0,8 kg chất thải được thải ra (số liệu năm 2010). Tổng lượng chất thải dự kiến sẽ tăng gấp 3 - 5,9 tỷ tấn/năm vào năm 2025, do tăng tiêu thụ và chiến lược quản lý không hiệu quả.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 15,6 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt (2015).

Các thành phố chi tiêu một phần lớn ngân sách của họ vào quản lý chất thải rắn đô thị, đây là vấn đề đứng đầu chương trình nghị sự cho các TP, cư dân và chính phủ tại cấp quốc gia và địa phương. Đô thị thường chi tiêu tới 70% ngân sách để quản lý chất thải, bao gồm cả quét đường phố...

Còn ở Việt Nam, theo thống kê, mỗi năm tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt là 15,6 triệu tấn (2015); trong đó 28,9% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ ,71,1% chôn lấp trực tiếp, còn 6 % chôn sau khi đốt, tổng lượng chôn lấp 77,5% (Báo cáo của Bộ XD &JICA).

Trong tổng số 660 bãi chôn lấp có quy mô hơn 1 ha mới có 120 bãi cbãi chôn lấp hợp vệ sinh (Cục hạ tầng - BXD-2017). Những bãi chôn rác tại các thành phố thường trực nguy có gây ô nhiễm nước và không khí. Các cơ sở đốt rác phần lớn quy mô nhỏ và chưa có báo cáo thu gom xử lý khí thải độc hại phát thải trong quá trình đốt trong đó có khí cực độc dioxin và furan là những chất tồn tại vĩnh viễn, không phân hủy khi ở thể khí, nếu xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, chúng sẽ gây ra ung thư và biến đổi gien...

Triển lãm diễn ra từ ngày 24-27/9 do Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD), Dự án JEAI Re cycurbs VIET và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức.
Một số hình ảnh do PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử ghi nhận tại lễ khai mạc:
Lượng chất thải dự kiến sẽ tăng gấp 3 - 5,9 tỷ tấn/năm vào năm 2025.
Triển lãm thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ là học sinh, sinh viên.
Những ý tưởng thú vị từ những chất thải sinh hoạt rắn được đem trưng bày tại triển lãm.
http://m.moitruongvadothi.vn/doi-song-xa-hoi/van-hoa/trien-lam-nhung-khong-gian-dong-nat-nang-dong-tai-ha-noi-a34261.html

No comments

Powered by Blogger.