Rác chất cao quá đầu người sau 3 ngày ứ đọng ở Hà Nội
Rác lộ thiên, có mặt khắp các con đường ven đô, bắt đầu phân huỷ mạnh khi người dân chặn xe vào khu xử lý Nam Sơn.
Từ 10/1 đến nay, hơn 40 người dân Nam Sơn phong tỏa đường vào khu xử lý rác thải Sóc Sơn dẫn đến nhiều tuyến đường các quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Ba Đình, Long Biên... rác chất kín nơi tập kết. Chính quyền huyện Sóc Sơn đã ba lần đối thoại với người dân, nhưng chưa có kết quả. Người dân cho rằng chính quyền chậm trễ trong chi trả đền bù các hộ bị ảnh hưởng môi trường bởi khu xử lý rác.
Một nơi tập kết rác trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) có hàng chục xe chất cao nối đuôi nhau. Rác cao quá đầu người lớn. Nhân viên môi trường buộc phải che tạm bằng bạt để hạn chế ô nhiễm.
Đường Trần Phú (Hà Đông), xe rác choán hết đường của người đi bộ. Dù đeo khẩu trang, một cô gái vẫn phải đưa tay bịt mũi.
Đêm 13/1, nhiều xe rác không còn chỗ chứa nghiêng ngả vào nhau.
Ngõ 475 Nguyễn Trãi ước lượng có hàng chục tấn rác tập kết trên vỉa hè.
Trên phố Giáp Nhất (Thanh Xuân), nhiều đống rác tự phát mọc lên bên cạnh những cột điện, gốc cây, và ngay cửa nhà dân.
Để hạn chế ô nhiễm, nhân viên môi trường phải rắc vôi bột để xử lý tạm thời.
Tuy vậy, lượng vôi bột không đủ ngăn những đống rác đã phân hủy, phát tán mùi hôi thối ra xung quanh.
Rác chất đầy trên xe và bên dưới chân những tòa nhà cao tầng trên đường Phùng Hưng (Hà Đông).
Tại các quận trung tâm, rác vẫn được công nhân thu gom và chuyên chở bằng ôtô đi xử lý. Công ty môi trường đô thị Urenco đang sử dụng các bãi dự phòng ở Cầu Diễn, Lâm Du và Xuân Sơn để chứa rác. "Nếu tình trạng người dân chặn xe ở Nam Sơn còn tiếp diễn những ngày tới thì các quận trung tâm không tránh khỏi tình trạng ngập rác", lãnh đạo Urenco nhận định. Việc thu gom rác ở các quận ven đô thường do đơn vị tư nhân thực hiện theo hình thức xã hội hoá, các công ty này thường không có bãi dự phòng.
Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, thuộc địa bàn xã Nam Sơn là nơi tiếp nhận và xử lý rác lớn nhất thủ đô với công suất khoảng 4.000 tấn rác/ngày, cao điểm lên tới 6.000 tấn/ngày. Những năm gần đây, người dân các xã quanh khu vực bãi rác đã nhiều lần chặn xe chở rác vào bãi để phản ứng việc môi trường sống của họ bị ảnh hưởng.
nguồn VNEx
Từ 10/1 đến nay, hơn 40 người dân Nam Sơn phong tỏa đường vào khu xử lý rác thải Sóc Sơn dẫn đến nhiều tuyến đường các quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Ba Đình, Long Biên... rác chất kín nơi tập kết. Chính quyền huyện Sóc Sơn đã ba lần đối thoại với người dân, nhưng chưa có kết quả. Người dân cho rằng chính quyền chậm trễ trong chi trả đền bù các hộ bị ảnh hưởng môi trường bởi khu xử lý rác.
Một nơi tập kết rác trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) có hàng chục xe chất cao nối đuôi nhau. Rác cao quá đầu người lớn. Nhân viên môi trường buộc phải che tạm bằng bạt để hạn chế ô nhiễm.
Đường Trần Phú (Hà Đông), xe rác choán hết đường của người đi bộ. Dù đeo khẩu trang, một cô gái vẫn phải đưa tay bịt mũi.
Đêm 13/1, nhiều xe rác không còn chỗ chứa nghiêng ngả vào nhau.
Ngõ 475 Nguyễn Trãi ước lượng có hàng chục tấn rác tập kết trên vỉa hè.
Trên phố Giáp Nhất (Thanh Xuân), nhiều đống rác tự phát mọc lên bên cạnh những cột điện, gốc cây, và ngay cửa nhà dân.
Để hạn chế ô nhiễm, nhân viên môi trường phải rắc vôi bột để xử lý tạm thời.
Tuy vậy, lượng vôi bột không đủ ngăn những đống rác đã phân hủy, phát tán mùi hôi thối ra xung quanh.
Rác chất đầy trên xe và bên dưới chân những tòa nhà cao tầng trên đường Phùng Hưng (Hà Đông).
Tại các quận trung tâm, rác vẫn được công nhân thu gom và chuyên chở bằng ôtô đi xử lý. Công ty môi trường đô thị Urenco đang sử dụng các bãi dự phòng ở Cầu Diễn, Lâm Du và Xuân Sơn để chứa rác. "Nếu tình trạng người dân chặn xe ở Nam Sơn còn tiếp diễn những ngày tới thì các quận trung tâm không tránh khỏi tình trạng ngập rác", lãnh đạo Urenco nhận định. Việc thu gom rác ở các quận ven đô thường do đơn vị tư nhân thực hiện theo hình thức xã hội hoá, các công ty này thường không có bãi dự phòng.
nguồn VNEx
Post a Comment